Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2007

Đôi điều về ngày Tết

Tết Nguyên Đán hay Tết Cả là lễ hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng nhất, từ Nam Quan đến Cà Mau và cả vùng hải đảo, tưng bừng và nhộn nhịp nhất của dân tộc.

Từ những thế kỷ xa xưa thời Lý, Trần, Lê, ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách trang trọng. Tết Nguyên Đán là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ thống lễ hội Việt Nam, mà phần "lễ" cũng như phần "hội" đều rất phong phú cả nội dung cũng như hình thức, mang một giá trị nhân văn sâu sắc và đậm đà. Việc ông cha ta xác định Tết Cả đúng vào thời điểm kết thúc một năm cũ, mở đầu một năm mới theo âm lịch, là một chu kỳ vận hành vũ trụ, đã phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người với thiên nhiên (Đất-Trời-Sinh vật).e_card-chim.gif

Chữ NGUYÊN có nghĩa là bắt đầu, chữ có nghĩa là buổi ban mai, là khởi điểm của năm mới. Đồng thời, Tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ, thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ tri ơn ông bà, tổ tiên. Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Tết - do tiết (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông - có một ý nghĩa đặc biệt đối với một xã hội mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp làm chính đán.

Theo tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm "Ơn trời mưa nắng phải thì ", người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời... Người nông dân cũng không quên ơn những loài vật, cây cối đã giúp đỡ, nuôi sống họ, từ hạt lúa đến trâu bò, gia súc, gia cầm trong những ngày này.

Về ý nghĩa nhân sinh của Tết Nguyên Đán, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trước hết đó là Tết của gia đình, Tết của mọi nhà. Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, kể cả những người xa xứ cách hàng ngàn kilômét, vẫn mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, nhìn lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà, nơi mà gót chân một thời bé dại đã tung tăng và được sống lại với bao kỷ niệm đầy ắp yêu thương ở nơi mình cất tiếng chào đời.

"Về quê ăn Tết", đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về nơi cội nguồn, mảnh đất chôn nhau cắt rốn. Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho cả xã hội: tình gia đình, tình thấy trò, con bệnh với thầy thuốc, ông mai bà mối đã từng tác thành đôi lứa, bè bạn cố tri, con nợ và chủ nợ...

Tết cũng là dịp "tính sổ" mọi hoạt động của một năm qua, liên hoan vui mừng chào đón một năm với hy vọng tốt lành cho cá nhân và cho cả cộng đồng. Nhưng rõ nét nhất là không khí chuẩn bị Tết của từng gia đình. Bước vào bất cứ nhà nào trong thời điểm này, cũng có thể nhận thấy ngay không khí chuẩn bị Tết nhộn nhịp và khẩn trương, từ việc mua sắm, may mặc đến việc trang trí nhà cửa, chuẩn bị bánh trái, cỗ bàn, đón tiếp người thân ở xa về... Đối với các gia đình lớn, họ hàng đông, có quan hệ xã hội rộng, đông con cháu, dâu rể, thì công việc chuẩn bị càng phức tạp hơn.

Theo tập tục, đến ngày 23 tháng chạp là ngày đưa tiễn ông Táo về trời để tâu việc trần gian, thì không khí Tết bắt đầu rõ nét. Ngày xưa dưới thời phong kiến, từ triều đình đến quan chức hàng tỉnh, hàng huyện đều nghĩ việc sau lễ "Phất thức" (tức lễ rửa ấn, rửa triện). Ở cấp triều đình, trong lễ nầy có sự hiện diện của nhà vua, các quan đều mặc phẩm phục uy nghiêm. Xem thế đủ biết rằng ngày tết được coi trọng như thế nào. Sau đó, các quan cất vào tủ, niêm phong cẩn thận. Không một văn bản nào được kiềm ấn, mọi pháp đình đều đóng cửa. Con nợ không thể bị sai áp, các tội tiểu hình không bị trừng phạt, tội nặng thì giam chờ đến ngày mồng 7 tháng giêng (lễ khai hạ) mới tiến hành giải quyết. Như vậy, Tết Cả kéo dài từ ngày 23 tháng chạp (một tuần trước giao thừa) đến mồng 7 tháng giêng (một tuần sau giao thừa).

Không biết Tết cổ truyền của dân tộc xuất hiện từ bao giờ, nhưng đã trở nên thiêng liêng, gắn bó trong tâm hồn, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam. Những tục lệ trò vui trong dịp Tết, chiếc bánh chưng xanh, mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên, cành đào, chậu quất khoe sắc trong mỗi gia đình đã trở thành một phần hình ảnh của quê hương để mỗi người Việt Nam dù sống ở nơi đâu mỗi độ xuân về lại bồi hồi nhớ về đất nước với bao tình cảm nhớ nhung tha thiết. Làm sao quên được thuở ấu thơ cùng đám trẻ con ngồi vây quanh nồi bánh chưng sôi sùng sục chờ giờ vớt bánh! Làm sao có thể quên được những phiên chợ Tết rợp trời hoa!

hoa.jpg

Ngày Tết chính thức bắt đầu từ giao thừa. Đây là thời điểm thiêng liêng nhất trong năm, thời điểm giao tiếp giữa năm cũ và năm mới, thời điểm con người giao hòa với thiên nhiên, Tổ tiên trở về sum họp với con cháu. Cúng giao thừa xong cả nhà quây quần quanh mâm cỗ đã chuẩn bị sẵn, uống chén rượu đầu tiên của năm mới, con cái chúc thọ ông bà cha mẹ, người lớn cho trẻ em tiền quà mừng tuổi đựng Trong những bao giấy đỏ.

Sau lễ giao thừa còn có tục đi đến đền chùa làm lễ sau đó hái một nhánh cây đem về gọi là hái Lộc, hoặc đốt một nén hương rồi đem về cắm trên bàn thờ gia tiên gọi là Hương Lộc. Họ tin rằng xin được Lộc của trời đất thần phật ban cho thì sẽ làm ăn phát đạt quanh năm. Sau giao thừa người nào từ ngoài đường bước vào nhà đầu tiên là người "xông nhà", là người "tốt vía" thì cả nhà sẽ ăn nên làm ra, gặp nhiều may mắn, vì vậy người xông nhà thường được chọn trong số những người bạn thân.

Tết là dịp để con người trở về cội nguồn. Ai dù có đi đâu xa vào ngày này, cũng cố trở về quê hương để được sum họp với người thân dưới mái ấm gia đình, thăm phần mộ tổ tiên, gặp lại họ hàng, làng xóm. Ngày Tết cũng làm cho con người trở nên vui vẻ hơn, độ lượng hơn. Nếu ai có gì đó không vừa lòng nhau thì dịp này cũng bỏ qua hết để mong năm mới sẽ ăn ở với nhau tốt đẹp hơn, hoà thuận hơn. Có lẽ đó là ý nghĩa nhân bản của Tết Việt Nam.

Tết Nguyên Đán có từ bao giờ?

Nguồn gốc Tết Nguyên Đán, hay nói ngắn hơn là Tết có từ đời Ngũ Đế, Tam Vương. Đời Tam Vương, nhà Hạ, chuộng mẫu đen, nên chọn tháng đầu năm, tức tháng Giêng, nhằm tháng Dần. Nhà Thương, thích màu trắng, lấy tháng Sửu (con trâu), tháng chạp làm tháng đầu năm. Qua nhà Chu (1050-256 trước công nguyên), ưa sắc đỏ, chọn tháng Tý (con chuột), tháng mười một làm tháng Tết.

Các vua chúa nói trên, theo ngày giờ, lúc mới tạo thiên lập địa: nghĩa là giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người mà đặt ra ngày tết khác nhau. Đến đời Đông Chu, Khổng Phu Tử ra đời, đổi ngày tết vào một tháng nhất định: tháng Dần. Mãi đến đời Tần (thế kỷ III trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (con lợn), tức tháng Mười. Cho đến khi nhà Hán trị vì, Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần (tức tháng Giêng) như đời nhà Hạ, và từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa.

Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loại Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng Một cho đến hết ngày mồng bảy.

Tại sao cúng giao thừa ngoài trời?

Theo từ điển Hán Việt của Ðào Duy Anh nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới này, có lễ trừ tịch.giaothua.bmp

* Lễ trừ tịch

Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt đầu qua năm mới. Vào lúc này, dân chúng Việt nam theo cổ lệ có làm lễ trừ tịch. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch". Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.

* Cúng ai trong lễ giao thừa

Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có vị trí như quan toàn quyền. Năm nào quan toàn quyền giỏi giang anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: Được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật... Trái lại, gặp phải ông lười biếng kém cỏi, tham lam... thì hạ giới chịu mọi thứ khổ. Và các cụ hình dung phút giao thừa là lúc bàn giao, các quan quân quản hạ giới hết hạn kéo về trời và quan quân mới được cử thì ào ạt kéo xuống hạ giới tiếp quản thiên hạ.

Các cụ cũng hình dung phút ấy ngang trời quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được), thậm chí có quan, quân còn chưa kịp ăn uống gì. Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Ví cứ tưởng tượng thêm thắt các hình ảnh nhà trời theo mình như vậy nên nhiều nhà có của đua nhau cúng giao thừa rất to và nghĩ cách làm mâm cúng giao thừa nổi lên bởi những của ngon vật lạ, trang trí cầu kỳ để các quan chú ý, quan tâm đến chủ hảo tâm mà phù hộ cho họ với những ưu ái đặc biệt.

Biết thấu tâm lý của người giàu, các cụ ta đã có nhiều câu chuyện răn đời để người ta hiểu rằng: Các quan mặc dầu phút bàn giao bận rộn khẩn trương nhưng vì là... người nhà trời nên có tài thấu hiểu ngay "Ruột gan" của gia chủ. Nếu có ý cầu lợi, mua chuộc, đút lót, các vị chỉ nhìn dấu hiệu ở khói hương, lửa đèn là biết ngay, và lập tức các vị dông thẳng, không thèm ngó ngàng gì đến vật cúng giao thừa của các nhà cầu lợi ấy. Trái lại, những nhà chân chất, thật thà, sống bằng lao động, ăn ở tử tế thì có khi chỉ cần chén rượu, nén hương (như thổ công đánh tín hiệu qua hương đèn), các vị có chức trách biết ngay mà vui vẻ thưởng thức, dốc lòng phù hộ.

* Sửa lễ giao thừa

Người ta cúng giao thừa tại các đình, miếu, các văn chỉ trong xóm cũng như tại các tư gia. Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời. Một chiếc hương án được kê ra, trên có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi có thêm chiếc mũ của Ðại Vương hành khiển.

phaohoa33.jpg

Ðến giờ phút trừ tịch, chuông trống vang lên, người chủ ra khấu lễ, rồi mọi người kế đó lễ theo, thành tâm cầu xin vị tân vương hành khiển phù hộ độ trì cho một năm nhiều may mắn. Các chùa chiền cũng cúng giao thừa nhưng lễ vật là đồ chay. Ngày nay, ở các tư gia người ta vẫn cúng giao thừa với sự thành kính như xưa nhưng bàn thờ thì giản tiện hơn, thường đặt ở ngoài sân hay trước cửa nhà.

* Lễ cúng Thổ Công

Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ cũng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà. Lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa.

* Mấy tục lệ trong đêm trừ tịch

  • Sau khi làm lễ giao thừa, các cụ ta có những tục lệ riêng mà cho đến nay, từ thôn quê đến thành thị, vẫn còn nhiều người tôn trọng thực hiện.

  • Lễ chùa, đình, đền: Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình và nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm.

  • Kén hướng xuất hành: Khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.

  • Hái lộc: Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là "lấy lộc" của Trời đất Thần Phật ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.

  • Hương lộc: Có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó về cắm và bình hương bàn thờ nhà mình.Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm.

  • Xông nhà: Thường người ta kén một người "dễ vía" trong gia đình ra đi từ trước giờ trừ tịch, rồi sau lễ trừ tịch thì xin hương lộc hoặc hái cành lộc ở đình chùa mang về. Lúc trở về đã sang năm mới và ngưòi này sẽ tự "xông nhà" cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Nếu không có người nhà dễ vía người ta phải nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mồng một đến xông nhà trước khi có khách tới chúc tết, để người này đem lại sự may mắn dễ dãi.

Vì sao có tục kiêng hót rác đổ đi trong ba ngày tết?

Trong "Sưu thần ký" có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần cho một con hầu tên là Như Nguyệt, đem về nhà được vài năm thì giàu to. Một hôm, nhân ngày mồng một Tết, Âu Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà Âu Minh lại nghèo đi. Kể từ đó kiêng không dám hót rác ngày Tết.

Tục kiêng hót rác ba ngày Tết nên ngày 30, dầu bận rộn đến đâu cũng phải dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và những ngày Tết thì mọi người phải hết sức giữ gìn nhà cửa không vứt rác bừa bãi.

Ngày Tết có những phong tục gì?

Dân tộc ta có nhiều ngày Tết. Tết là cách nói tắt hai chữ lễ tiết. Có Tiết Thương Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên, Thanh Minh, Đoan Ngọ, TrungThu... Ngày tết nêu ở đây tức là nói tắt Lễ tiết Nguyên Đán (ngày đầu năm).

Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ... Từ trẻ đến già ai ai cũng biết, không nhắc thì thanh thiếu niên cũng mua cho được cành hoa bánh pháo, nghèo cũng có chiếc bánh chưng, chai rượu. Vì vậy xin miễn liệt kê dài dòng, để trao đổi một vài phong tục đáng được duy trì phát triển.

Tống cựu nghênh tân: cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, đình chùa, đường sá phong quang, tắm giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng.

Nhiều gia đình nhắc nhở, dặn dò con cháu từ phút giao thừa trở đi không quấy khóc, không nghịch ngợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy, không vứt rác viết vẽ bừa bãi. Cha mẹ, anh chị cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở dầu lạ dầu quen.

Đối với bà con xóm giềng dù trong năm cũ có điều gì không hay không phải, điều nặng tiếng nhẹ hay xích mích gì đều xúy xoá hết. Dầu có thực lòng hay không nhưng không để bụng, cũng không ai nói khích bác hoặc bóng gió, ác ý gì trong những ngày đầu năm. Dẫu mới gặp nhau ít phút trước, nhưng sau phút giao thừa coi như mới gặp, người ta chúc nhau những điều tốt lành.

Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi: ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khỏe tiến bộ, thành đạt hơn năm cũ. Lộc tự nhiên đến, đi hai lộc (chỉ là một cành non ở đình chùa, ở chốn tôn nghiêm mang về nhà), tự mình xông nhà hoặc dặn trước người "Nhẹ vía" mà mình thích đến xông nhà. Bạn nào vinh dự được người khác mời đến xông thì nên chú ý, chớ có sai hẹn sẽ xúi quẩy cả năm đối với gia đình người ta và cả đối với bạn. ở thành thị thời trước, sáng mồng một, có một số người nghèo gánh một gánh nước đến các gia đình giầu có lân cận và chúc họ "Lộc phước dồi dào". Những người này được thưởng tiền rất hậu. Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng phải dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay đổ tại mình "Nặng vía". Chính vì vậy, đáng lẽ sáng mồng một đông vui lại hoá ít khách, trừ những nhà đã tự xông nhà, vì tục xông nhà chỉ tính người đầu tiên đến nhà, từ người thứ hai trở đi không tính.chuctet.jpg

Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Ông bà cha mẹ cùng chuẩn bị một ít tiền để mừng tuổi cho con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Lời chúc có ca có kệ hẳn hoi nhưng xem người ta thích nhất điều gì thì chúc điều đó, chúc sức khoẻ là phổ biến nhất. Chú ý tránh phạm tên huý gia tiên, tránh nhắc tới lỗi lầm sai phạm cũ, xưng hô hợp với lứa tuổi và quan hệ thân thuộc. Chúc Tết nhưng người trong năm cũ gặp rủi ro tai hoạ thì động viên nhau "Của đi thay người", "Tai qua nạn khỏi", nghĩa là ngay trong cái hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành. Kể cả đối với người phạm tội vẫn với thái độ nhẹ nhàng, khoan dung. Nhưng, nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.

Quanh năm làm ăn vất vả, ít có điều kiện qua lại thăm hỏi nhau, nhân ngày Tết đến chúc mừng nhau, gắn bó tình cảm thật là đặm đà ý vị; hoặc điếu thuốc miếng trầu, hoặc chén trà ly rượu, chẳng tốn kém là bao. Hiềm một nỗi, nhiều người còn quá câu nệ, công thức ruờm rà, không chủ động được kế hoạch. Nhiều vùng nông thôn, hễ đến chúc Tết nhau nhất thiết phải nâng ly rượu, nếm vài món thức ăn gì đó chủ mời vui lòng, năm mới từ chối sợ bị giông cả năm.

Quà Tết, lễ Tết: Bình thường qua lại hỏi thăm nhau có khi cũng có quà, biểu lộ mối ân tình, nhưng phong tục ta đi lễ Tết vẫn có ý nghĩa hơn, nhất là đi trước Tết càng quý. Loại trừ động cơ hối lộ quan trên để cầu danh cầu lợi thì việc biếu quà Tết, tổ ân nghĩa tình cảm là điều đáng quý. Học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ... quà biếu, quà Tết đó không đánh giá theo giá thị trường. Nhưng cũng đừng nên gò bó, câu nệ sẽ hạn chế tình cảm: Không có quà, ngại không dám đến. Dân tộc ta tuy nghèo nhưng vẫn trọng nghĩa tình, "Lời chào cao hơn mâm cỗ".

Lễ mừng thọ: ở các nước Tây Âu thường mừng thọ vào dịp kỷ niệm ngày sinh, ở ta ngày xưa ít ai nhớ chính xác ngày sinh tháng đẻ nên vào dịtuquy_big.jpgp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thấp tuần, cửu tuần... tính theo tuổi mụ. Ngày tết ngày Xuân cũng là dịp mọi người đang rảnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui.

Cũng vào dịp đầu xuân, người có chức tước khai ẩn, học trò sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, thợ thủ công khai công, người buôn bán mở hàng lấy ngày: Sĩ, Nông, Công, thương "Tứ dân bách nghệ" của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thôn làm ăn suôn sẻ, đầu xuân chọn ngày tốt đẹp, bắt tay lao động sớm, tránh tình trạng cờ bạc, rượu chè, hội hè đình đám, vui chơi quá đà. Sau ngày mồng một, dù có mãi vui tết, hoặc còn kế hoạch du xuân, đón khách, cũng chọn ngày "Khai nghề", "Làm lấy ngày". Nếu như mồng một là ngày tốt thì chiều mồng một đã bắt đầu. Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ hoàng đạo bắt đầu không kể mồng một là ngày tốt hay xấu. Người thợ thủ công nếu chưa ai thuê mướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình mình một sản phẩm, dụng vụ gì đó (nguyên vật liệu đã chuẩn bị sẵn). Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân.

Văn hóa quà Tết

Quà Tết gói sẵn rất được người tiêu dùng ưa chuộng

Năm nay, quà tặng ngày Tết thể hiện mức sống và văn hóa rõ nét hơn năm ngoái. Ông Hùng, Trưởng phòng Kinh doanh của một công ty, nói: “Quà tặng dành cho nhân viên của tôi không cần to, nặng nhưng thể hiện được sự quan tâm của BGĐ đối với nhân viên, còn các khoản khác thì họ tự lo lấy từ tiền thưởng thiết thực và đúng với cái mà họ đang cần hơn…”.

Quà cáp không chỉ là tấm lòng. Thật vậy, nhiều món quàquàquà. Có trường còn khuyên những học sinh mua tờ báo Xuân của ngành như là món quà Tết. Em T.T.N (học sinh trường PTCS L.Q.Đ), than: “Báo toàn của các giáo sư viết, em đọc không hiểu nổi, nhưng cũng phải mua…”. tặng vẫn xuất phát từ nhu cầu “ăn được, xài được” – như cách nói của một số bạn trẻ, nhưng được tặng một cách lịch sự hơn. Với những người làm báo và viết sách, món tặng có ý nghĩa nhất trong dịp Xuân này chính là tờ báo Xuân hoặc tập sách mới. Trong một số trường học cấp 3 và đại học, bên cạnh các loại bánh mứt, tiền thưởng cuối năm còn có tờ báo Xuân của ngành tặng cho mỗi giáo viên. Có trường còn “cẩn thận” quy giá trị cuốn báo theo giá bìa và tính gộp chung vào giá trị tiền

Giò, chả, hũ dưa kiệu Tết nhau ngày Xuân của sui gia năm nay cũng đã được chuẩn bị trang trọng hơn bằng những dòng chữ đỏ dán ngoài lớp lá chuối, hũ dưa món kết thêm trên nắp một tua rua bằng giấy bông hoặc gói giấy kết hoa. Cũng trà, cũng rượu cũng bánh Tây, nhưng cách chọn loại ngon nhất và phù hợp với sở thích người nhận vẫn hay hơn là tặng hàng đống hàng hóa mà người nhận không dùng đến. Một số loại nước mắm ngon có thể làm quà trong dịp Tết bán tại các chợ đều được đóng gói, cột dây khá trịnh trọng. Điều này không chỉ người mua mà người bán cũng đã chuẩn bị cho một thị trường quà tặng ngày Tết lịch sự và đẹp mắt hơn…

Bánh mứt ở chợ, những hộp bánh quy tròn hay vuông đều được đính nơ màu xanh, đỏ, vàng và không tăng giá bán. Bà Hải, bán hàng bách hóa đã trên 10 năm tại chợ Hòa Hưng (TP.HCM), nhận xét: “Năm nay buôn bán không chỉ cạnh tranh về giá cả, mặt hàng mà còn về trưng bày gói ghém hàng”. Bên cạnh các loại bao bì in chữ trang nhã, tiệm bánh nào cũng chuẩn bị hàng chục kiểu giấy bông hoa văn khác nhau gói quà cho khách, người mua không phải chọn hàng một nơi đem gói một nơi như trước nữa. Tại cửa hàng bánh kẹo góc bùng binh Hải Thượng Lãn Ông, người bán trước khi gói hàng còn phải hỏi khách là tặng quà cho ai, bao nhiêu tuổi để chọn loại giấy bông và cách gói, nơ cho phù hợp. Không thuần túy bán hàng, việc hướng dẫn chọn quà biếu Tết cho phù hợp với túi tiền của khách được những người chủ dặn dò nhân viên bán hàng của mình khá kỹ lưỡng.

Đến cửa hàng bách hóa thực phẩm nằm trên đuờng Nguyễn Tri Phương (Q.10), bạn chỉ cần nói cho người bán biết trong túi mình có bao nhiêu tiền, loại hàng mà bạn đang tìm kiếm thì lập tức chủ tiệm sẽ chỉ ra khoảng 7 - 8 loại hàng giá tương đương nhau, nhưng xuất xứ và chất lượng khác nhau tùy chọn. Đến với shop quà tặng góc đường Phạm Văn Hai – Cách mạng tháng Tám (quận Tân Bình), trong mấy chục loại hiện diện ở cửa hàng, người bán thường khuyên khách chọn một món hàng lưu niệm cho thật có ý nghĩa, khoản dư còn lại nên mua hàng mang tính thực tế xài đuợc hàng ngày. Shop quà tặng và thực phẩm trên đường Nguyễn Du (quận 1), Pasteur (quận 3) và Cách mạng tháng Tám (quận Tân Bình), v.v… còn nhận bao quà
trọn gói theo “đơn” đặt hàng của khách, các món và giá tiền từng món không cao hơn so với mua hàng lẻ tại nhiều nơi khác nhau về gói lại.

Lập gia đình ra ở riêng, ngày Tết món quà biếu ông bà cha mẹ là thể hiện lòng hiếu thảo. Nhiều người thường hay chọn những món thực phẩm: bánh, mứt, giò, chả, thực phẩm chế biến như: mì, nui, bún, miến; nước giải khát có gas hoặc không gas…

Việc tặng quà của con gái dành cho cha mẹ luôn tiện và dễ tính toán hơn là con rể dành tặng cho mẹ vợ. Cây cảnh và hoa là được chọn nhiều nhất. Theo ông Ngọc, nhân viên công ty điện tử: “Mỗi năm, tôi đều chuẩn bị trước một cành mai hoặc đào làm quà kính biếu nhạc gia”.

Các bộ pyjama may sẵn tại các cửa hàng quần áo thời trang cũng đuợc các bạn trẻ mua khá nhiều để kính biếu ông bà cha mẹ của mình (Giá hiện nay, loại thường khoảng 50.000 đồng/bộ, loại cao cấp may bằng vải phi bóng khoảng 140.000 đồng/bộ, loại vải katê may viền sắc nét giá từ khoảng 700.000 – 800.000đồng/bộ…).

Rồi một vài loại cũng được các bạn trẻ chọn mua khá nhiều là dọc tẩu bằng gỗ vân hoặc bằng sừng, ống đựng tăm, tách trà bằng gỗ quế hoặc bằng gốm văn nổi hoặc chìm. Dành tặng bà (ngoại, nội) và mẹ, đại đa số các bạn trẻ cũng thường chọn mua vải hoặc quần áo may sẵn (giá một chiếc áo may sẵn hàng nội khoảng 60 – 100.000 đồng).

Điều băn khoăn nhất của nhiều bạn trẻ mới lập gia đình trong năm 2003 vừa qua là nên chọn quà nào trong lễ “lại mặt” ra mắt họ hàng mừng Xuân Giáp Thân năm nay. Bánh quy hộp bằng thiếc có in chữ và hoa văn khá nổi của các công ty bánh kẹo trong nước sản xuất được xem là “hiệu quả hơn” do giá cả khá “mềm” (dao động trong khoảng 20 – 50.000 đồng/hộp). Một mùa Tết, khoản “lại mặt” cho toàn bộ họ hàng đã chiếm một số tiền không nhỏ đối với những cặp vợ chồng trẻ mới cưới vẫn đã đang mua sắm để xây dựng cho một gia đình riêng của mình trong dịp Xuân về…

Trằn trọc chọn quà Tết biếu sếp

Trong những ngày cuối năm, các trung tâm thương mại, khu chợ, siêu thị đều đông nghịt người. Ngoài việc mua sắm đồ dùng cho gia đình, hầu hết các khách hàng đều lựa chọn quà biếu cho cha mẹ, người thân, và đặc biệt là cho các sếp. Sếp càng cao thì quà càng phải cầu kỳ và “chất lượng”.

Giáp Tết, quà biếu tràn ngập thị trường. Từ những giỏ quà trị giá từ 150 ngàn cho đến hàng triệu trở lên, những nơi bán các loại rượu giá từ vài chục nghìn cho đến vài trăm nghìn, có chai lên đến cả tiền triệu như trên đường Hai Bà Trưng, chợ Hàng Da, Trần Xuân Soạn…

Thông thường khách mua giỏ quà thường là những người đi biếu người thân, cô giáo vì vừa túi tiền. Giá của mỗi giỏ quà từ 150-900 nghìn đồng. Còn những khách mua rượu “xịn” thường là mua để biếu quan chức vì dễ dàng gói trong giấy cho kín đáo…

"Lệ rồi, phải theo thôi"

Với những người mức thu nhập còn eo hẹp thì chuyện quà cáp là một điều hết sức băn khoăn.

Chị Lệ Trâm, cư ngụ ở Cầu Giấy, Hà Nội, tâm sự: “Năm nào cũng vậy, thực sự thì em cũng chẳng dư dả gì, nhưng ngày Tết thì bắt buộc phải có quà cho các cô giáo của con, tại vì... ai cũng vậy".

"Khi mua quà biếu, em cũng phải so đo tính toán lắm, chẳng hạn như tiền biếu là bao nhiêu, quà như thế nào. Nếu mình cho ít quá thì sẽ có cảm giác như con mình không được chăm sóc đàng hoàng. Quà Tết cho các cô giáo của hai con em là khoảng 500 ngàn, trong khi lương của em một tháng chỉ được khoảng 1 triệu rưỡi".

Đám công nhân của công ty chuyên sản xuất nồi inox thì lại phải ngồi với nhau để bàn xem ông quản đốc thích gì và chung tiền mua như thế nào. Sau một hồi thảo luận, họ quyết định chia làm hai nhóm. Một đi mua 5 két bia Hà Nội vì “sếp” nghiện bia. Một nhóm lên Nhật Tân tìm mua một cây đào hoành tráng.

Công ty thưởng tết cho mỗi công nhân 500 nghìn đồng, nhưng tiền mua quà cho sếp đã hết 250 nghìn rồi. Anh Đặng Đức Huynh thở dài nói: “200 nghìn còn lại chẳng đủ để tôi mua bánh kẹo về quê và quà tết cho vợ con. Nhưng lệ rồi, phải theo thôi”.

Trằn trọc chọn quà cho sếp

Đối với doanh nghiệp thì việc biếu quà Tết còn phổ biến hơn. Cuối năm, doanh nghiệp nào cũng phải đặt giỏ quà để biếu khách hàng, đối tác và lãnh đạo các cơ quan chức năng “giúp đỡ” họ thuận tiện trong kinh doanh.

Tiền quà tết lên đến hàng trăm triệu đồng. Song doanh nghiệp nào muốn không gặp khó khăn và trở ngại thì đều phải tuân theo qui luật ấy.

Anh Nguyễn Văn Huy, giám đốc một cơ sở chuyên sản xuất các nguyên liệu làm khung tranh, có trụ sở ở quận Đống Đa, cho biết: “Ai làm kinh doanh thì đều vậy. Tuỳ theo mỗi người, người ta thích cỡ nào, thì mình phải chiều theo như thế. Nếu mình ngoại giao lớn hơn, thì phải biếu xén lớn hơn. Biếu xén đôi khi là điều thuận lợi cho việc làm ăn”.

Để có cái bước đệm ấy mà nhiều người đã phải trằn trọc chọn quà cho hợp với sếp.

Anh Đức Bình, Giám đốc một công ty thương mại, đã chọn mua một chai rượu hình tháp Effel cao gần 1m giá 7 triệu đồng. Được một người bạn giới thiệu, anh mới lùng mua được món quà đặc biệt như vậy để tặng cho lãnh đạo đơn vị chủ quản của công ty. Giám đốc của công ty hy vọng đây là một món quà độc nhất vô nhị và người nhận sẽ hài lòng.

Việc biếu quà tết dường như đã trở thành thông lệ của người Việt hiện đại. Tuy nhiên, ở một vài công ty của nước ngoài, thì lại có chính sách nghiêm cấm về việc nhận và tặng quà rất ngặt.

Công ty S& J Johnson, chuyên sản xuất các chất tẩy rửa có mùi thơm yêu cầu tất cả nhân viên không được nhận quà của bất kỳ ai và cũng không gửi quà cho ai. Trong trường hợp các nhà cung cấp họ gửi quà trực tiếp, thì các quà đó sẽ lưu lại, làm thành giải thưởng cho trò bốc thăm trúng thưởng trong những bữa tiệc.

Nghệ thuật tặng quà

Việc tặng quà và chúc mừng nhân viên, khách hàng, đối tác đã trở thành một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh hiện đại, vì thế nó đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị chu đáo cùng những kiến thức và hiểu biết đặc biệt. Và việc có được những món quà thích hợp vào đúng thời điểm cần thiết đôi khi trở thành một thử thách thực sự đối với không ít công ty.

Bạn đã sẵn sàng chưa?

Những món quà dành cho các dịp lễ truyền thống như giáng sinh, năm mới… thường được các công ty lên kế hoạch chuẩn bị trước đó khoảng một năm. Vậy mà vẫn có không ít đơn vị năm nào cũng lâm vào tình trạng “nước đến chân mới nhảy” và chúc mừng đối tác theo kiểu làm đại khái cho xong chuyện. Mặc dù đôi khi ta vẫn bắt gặp những món quà được chuẩn bị thiếu chu đáo, nhưng mọi việc đang thay đổi theo chiều hướng ổn định hơn khi các công ty đã giao hẳn trách nhiệm này cho những bộ phận hay cá nhân cụ thể. Việc lựa chọn hay “chế tạo” quà tặng – cách thứ hai ngày càng được nhiều công ty lựa chọn – được các nhóm chuyên trách, bao gồm các chuyên gia thiết kế, giám đốc nhân sự, các nhà tiếp thị, nhân viên PR.. lo liệu sao cho mọi việc tiến hành đúng như dự tính và đúng thời hạn cần thiết. Những người này có thể là nhân viên của công ty (nếu là công ty lớn hay là các công ty dịch vụ), cũng có thể được mời từ các trung tâm thiết kế bên ngoài.

Cùng với sự phát triển của thị trường, ngày càng xuất hiện nhiều hơn các công ty dịch vụ sẵn sàng giúp bạn thoát khỏi “gánh nặng” quà cáp, đồng thời thay bạn chuẩn bị và gửi các món quà cùng lời chúc mừng tới đối tác, nhân viên hay khách hàng của bạn. Dịch vụ tiện lợi này cho phép bạn tiết kiệm thời gian và công sức, nhưng nó chỉ thực sự đáng tin cậy khi bạn làm việc với những công ty chuyên nghiệp, có đẳng cấp và có tính sáng tạo, không phụ lòng bạn và quan trọng là gián tiếp làm cho mối liên hệ giữa bạn và đối tác của bạn trở nên tốt đẹp hơn.

Văn hóa tặng quàgift3.gif
Ngày nay người ta có thể mạnh dạn nói rằng xã hội đang dần hình thành một “văn hóa tặng quà” trong giới kinh doanh hiện đại. Những quan niệm về quà tặng cũng ngày càng thoáng hơn và các đối tác luôn cố gắng tặng cho nhau những món quà thật độc đáo và có ý nghĩa. Giá trị món quà tặng giờ đây đã không còn được đo bằng số tiền người ta bỏ ra để mua nó, bởi vì có những món quà hoàn toàn không phải là vật chất. Nếu trước đây món quà càng đắt tiền và hữu dụng càng được đánh giá cao, thì nay người ta lại chú ý nhiều hơn đến chính thủ tục trao tặng: ai tặng, họ sử dụng những lời lẽ như thế nào, bầu không khí nào (vui tươi hay nghiêm trọng) xuất hiện sau khi món quà được trao… đúng như câu châm ngôn ngữ: “Cách cho đáng giá hơn của cho” vậy.

Những món quà VIP

curve_8800_pearl.jpgQuà tặng cho khách hàng và nhân viên thường chỉ là món đồ tượng trưng và mang ý nghĩa động viên để thắt chặt thêm lòng trung thành của họ đối với công ty, nên việc chuẩn bị có thể không khó khăn lắm. Nhưng còn quà tặng cho những nhân vật đặc biệt quan trọng, những đối tác kinh doanh có ảnh hưởng đến hoạt động của công ty bạn thì sao?

Khác với đồ lưu niệm bình thường, loại chỉ cần bỏ thêm chút công sức để biến thành món quà tặng mang dấu ấn của công ty bạn, quà tặng cho các đối tác thuộc hàng VIP đòi hỏi một trí tưởng tượng phong phú và bạn phải cần đến sự trợ giúp của những gian hàng đặc biệt hay những cửa hàng cao cấp. Mọi việc còn phụ thuộc vào mức độ quan hệ giữa hai bên, cũng như phụ thuộc vào vị trí xã hội của người nhận. Có thể kể ra những món quà không mang tính vật chất được dành cho “giới thượng lưu” như: thẻ hội viên của những câu lạc bộ danh tiếng, dịch vụ cắt may cao cấp với mọi công đoạn đều được thực hiện bằng tay, quyền tham gia vào hội đua thuyền buồm…Nói chung, theo nhận xét của các chuyên gia, các món quà hạng VIP ngày càng thể hiện khuynh hướng pha trộn thêm nhiều yếu tố cảm xúc và liên quan đến các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn…

Tuy nhiên, việc tặng quà cho VIP không phải chỉ đơn giản là đưa ra một cái gì đó thật đắt tiền, mà vấn đề nằm ở chỗ không phải lúc nào bạn cũng biết được thói quen và sở thích của đối tác, nếu họ không phải là người thân hay bạn bè của bạn. Khi đó, bạn nên chọn cách an toàn hơn cả là tuân thủ đúng theo các nguyên tắc của nghi thức kinh doanh, nghĩa là tặng những món quà có tính chất trang trí hay vật dụng liên quan đến công việc, đồ dùng văn phòng, hay có thể là các chai rượu quý. Bạn không nên mạo hiểm vượt qua giới hạn của ranh giới này, bởi vì khi đó món quà của bạn có thể bị hiểu là đang che giấu một ẩn ý gì đó phía sau.

Nếu bạn muốn món quà của mình thật sự làm người nhận thích thú, đồng thời đánh giá cao thái độ nghiêm túc của bạn trong mối quan hệ đối tác giữa hai bên, bạn có thể cần đến sự trợ giúp của một vài kỹ năng hoạt động tình báo, nghĩa là tìm hiểu về đối tác (thị hiếu, phong cách, quan điểm…) thông qua một số nhân viên, đặc biệt là thư ký hay trợ lý của đối tác đó. Tất nhiên, việc dò hỏi như vậy không thể phát huy tác dụng trong mọi trường hợp vì nhiều lý do: không thể tiếp cận với người có thể cung cấp thông tin, thông tin có thể thiếu chính xác do bắt nguồn từ tình cảm cá nhân, hoặc do “tam sao thất bản” mà thông tin trở nên sai lệch…Vì thế, thông thường việc “chăm sóc” những đối tác đặc biệt quan trọng sẽ do chính lãnh đạo công ty đảm nhận.

Nói chung, người nhận càng có vị trí quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của bạn, món quà càng mang nhiều yếu tố cảm xúc, cách thức tặng quà càng bất ngờ, thì công đoạn chuẩn bị càng làm cho các công ty đau đầu. Điều mấu chốt bạn cần ghi nhớ ở đây là món quà tặng, dù cho đối tác VIP, cho nhân viên trong công ty hay cho khách hàng, nên là thứ gì đó hữu ích. Đôi khi món quà chỉ trị giá vài đồng, nhưng lại tỏ ra thiết thực hơn là một món quà đắt tiền, cầu kỳ nhưng vô dụng.

Quà tặng: Thiêng liêng và phiền toái

Tặng quà là một công việc rất đỗi thú vị, vì nó đem đến niềm vui cho cả người tặng lẫn người nhận. Nhưng tặng quà đôi khi cũng gây cho chúng ta không ít mối bận tâm.

qua1.jpg

Trung bình một năm bạn nhận được và tặng đi bao nhiêu món quà? Thật khó có câu trả lời chính xác, nhất là trong thời buổi "phú quý sinh lễ nghĩa" và các mối quan hệ cả tế nhị lẫn ý nhị đều đan xen chằng chịt vào nhau.

Quà sinh nhật bạn bè, quà đám cưới đồng nghiệp, quà mừng tân gia sếp, quà cho đứa cháu mới sinh, quà 20/11 cho thầy cô, quà đi công tác xa về, quà 8/3 cho một nửa nhân loại, quà cho một nửa nhân loại còn lại không phải vào ngày 8/3... Có thể nói ở đâu có cuộc sống, ở đó có quà tặng. Tuy nhiên, ý nghĩa và mục đích tặng quà chẳng phải bao giờ và ở nơi nào cũng giống nhau.

Có những món quà tặng được ta sử dụng hàng ngày nhưng cũng có những món quà chỉ thuần túy mang ý nghĩa tinh thần. Có những món quà khiến ta vui sướng, có những món quà làm ta no bụng, lại cũng có những món quà làm ta ấm lòng... Có những món quà chỉ khiến ta lưu tâm trong chốc lát những cũng có những món quà ta mang theo suốt cả cuộc đời...

Quà tặng, về bản chất, bao giờ cũng mang lại niềm vui cho những người nhận. Khi mang sứ mạng truyền tải những thông điệp của yêu thương, những món quà sẽ trở nên đặc biệt thiêng liêng.

Sự thiêng liêng đó xóa nhòa khoảng cách giữa một chiếc ô tô nhựa ở miền quê nghèo và một chiếc iPod Touch long lanh trong khu biệt thự mới. Sự thiêng liêng đó xóa nhòa ranh giới giữa một chiếc nhẫn đính kim cương và một bó hoa dại ven đường. Nó trở thành một thứ quyền lực vô biên có thể hóa thân thành niềm vui trong ánh mắt một cô gái đang yêu và nụ cười nhăn nheo của một cụ già trong ngày mừng lên lão, có thể khiến cho người đàn ông khô khan nhất bỗng chốc trở thành đa cảm và những số phận tật nguyền đầy mặc cảm bỗng chốc trở nên mạnh dạn với cuộc đời.

qua2.jpg
Văn hóa quà tặng vẫn cần được nhìn nhận lại để những món quà chỉ để chở những thông điệp yêu thương giữa người trao và người nhận

Thế nhưng tiếc là sự thiêng liêng đó đang ngày càng mai một bởi những suy nghĩ thực dụng của những con người ngày càng thực tế. Văn hóa quà tặng đầy ý nghĩa một thời đang bị lấn át bởi cái "văn hóa phong bì". Cưới xin, đầy tháng, tân gia... bây giờ người ta ít bỏ công đi mùa quà mà mừng tiền để tiện cho cả người tặng lẫn người nhận. Thôi thì dù những người bảo thủ hay ưa hoài cổ chẳng thể quen ngay thì cũng dần phải chấp nhận cái xu thế chung của xã hội, bởi cái gì tồn tại mà chẳng có lý của nó.

Nhưng có những sự thực đầy phi lý vẫn tồn tại mà quà hối lộ là một ví dụ điển hình. To như nhà lầu, nặng như xe hơi, nhẹ như số cổ đông của các công ty có cổ phiếu blue chip, hiếm như đá quý, "độc" như ngà voi hay sừng tê giác. Mèng ra thì cũng phải chai rượu ngoại, tút thuốc lá. Và đương nhiên là không thể thiếu phong bì, tất cả những thứ đó đang mạo danh quà tặng để gửi gắm những cậy nhờ hay vay trả...

Quanh những dịp lễ tết, ngõ nhà các sếp lớn cứ đông như hội, người ra kẻ vào mà muôn người như một đều giống nhau ở vẻ nhớn nhác, sốt ruột, nôn nóng để chờ được gặp nhân vật chính, chờ được đưa tận tay người nắm quyền thăng quyền giáng mình cái món quà mà mình đã bao đêm nhăn trán suy tính, bao ngày long tóc gáy lùng sục. Khi quà tặng bị biến tướng thành của biếu thì cái ý nghĩa thiêng liêng của nó cũng biến mất.

Nước Việt là một trong những quốc gia có truyền thông tặng quà. Nhưng có lẽ vì chúng ta quá trọng cái hình thức nên ngày càng biến quà tặng thành gánh nặng cho những người đi đâu xa về. Cả nhà nghỉ hè đi tắm biển thì lúc về sẽ phải có cân mực khô biếu ông ngoại uống bia, mấy con ghẹ tươi cho bà nội hấp, chai nước mắm cho chị dâu, ít tôm khô cho chị gái rồi vài cái dây đeo chìa khóa cho đứa cháu trai hay cái vòng ốc cho cô cháu gái.

Nếu đi lên núi thì đứt khoát phải có cân nấm hương, ít mộc nhĩ hay chai mật ong cho người ở nhà thì mới được tiếng là ăn ở có trước có sau. Nếu ai có cơ may xuất ngoại (dù chỉ đi du lịch bằng tiền túi) thì còn đau đầu hơn nữa về vấn đề quà tặng. Nào khăn cho bà nội, áo cho ông ngoại, mỹ phẩm cho chị em, đồ chơi cho con trẻ, rồi kẹo bánh cho đồng nghiệp ở cơ quan... Nội việc lo đủ được chừng ấy thứ quà cho cỡ vài chục người đã khiến thân chủ phải oải và chả có tâm trí đâu mà ngắm danh lam thắng cảnh hay thưởng thức của ngon vật lạ nữa. Những kỳ nghỉ, những chuyến du lịch vì thế trở nên bớt thú vị đi nhiều lắm.

Những chuyến công cán nước ngoài ban đầu còn đầy sự háo hức vì được đi đây đi đó, dần dần trở thành chuyện chẳng đặng đừng cũng chỉ bởi ngại tốn tiền cho những món quà không có thì thiếu, thì bị trách móc mát mẻ mà có lại thành thừa bởi chẳng có nhu cầu dùng đến hoặc không đúng sở thích.

Cũng bị tâm lý tặng quà đè nặng nên đôi khi người nhận được quà rơi vào tình thế dở khóc dở cười! Cậu sinh viên cạnh nhà tôi trong một lần tham dự chương trình trò chơi truyền hình đã thực sự ngượng ngập khi được nhận nguyên một lố băng vệ sinh - quà tặng của nhà tài trợ. Hay một anh nhà báo đi thực tế ở một công ty sản xuất phân bón thì được tặng ngay một bao lớn dù nhà anh ở phố, bói cũng chẳng ra một chỗ trồng cây.

Xã hội ngày càng phát triển nhưng dường như quà tặng thì ngày càng mất đi những ý nghĩa tốt đẹp vốn có. Văn hóa quà tặng vẫn cần được nhìn nhận lại để những món quà chỉ để chở những thông điệp yêu thương giữa người trao và người nhận.

Cần Thơ: Cấm tặng quà tết cho cán bộ cấp trên

Thành ủy thành phố Cần Thơ đang chỉ đạo các ngành, các địa phương thực hiện tốt việc tổ chức chúc Tết Mậu Tý 2008 tại cơ quan, đơn vị với tinh thần vui tươi, lành mạnh và triệt để tiết kiệm: Không được tặng hoa, quà cho cán bộ cấp trên.

Ngoài ra, việc sử dụng công quỹ để tổ chức liên hoan, quà cáp, biếu xén, tham quan, du lịch hoặc dùng tiền, tài sản của Nhà nước, của tập thể để thưởng, biếu, tặng, cho các tổ chức hoặc cá nhân phải đảm bảo đúng chế độ đã qui định. Không được sử dụng xe ô tô công để phục vụ các hoạt động cá nhân trong dịp Tết.

Thành ủy cũng nhắc nhở các ngành, địa phương tập trung chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đối với các gia đình chính sách, đồng bào nghèo, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, cán bộ công chức, giáo viên, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức thăm hỏi gia đình chính sách, mẹ Việt Nam anh hùng, đồng bào nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn, gia đình có người thân bị nạn trong sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ.

Tin từ TTXVN, các cấp, các ngành ở Cần Thơ cũng đang tăng cường kiểm tra ngăn chặn việc sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng pháo trái phép; thực hiện các biện pháp đảm bảo mỹ quan đô thị, an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ... trong dịp Tết.

“Sát thủ vô hình” trong mứt tết, dưa kiệu

muttet.jpg

Một trong những công đoạn chế biến mứt thủ công (Ảnh minh họa: Vietnamnet).

“Cận cảnh” vài “lò” sản xuất

Qua “mai mối”, bà Sáu - chủ “lò” mứt me gần KCX Tân thới hiệp, quận 12 - đồng ý cho chúng tôi tham quan “dinh cơ” của bà. Đó là một khu bếp dựng tạm sau nhà, vài chiếc nồi loại lớn và đủ loại rổ rá, vải bạt để đựng me thành phẩm và chưa thành phẩm. Nồi mứt trên bếp được một người dùng một cây gỗ dài đen sì, đảo liên tục.

Bà Sáu bốc cho tôi thử một miếng mứt vừa ra lò. Tôi nghi ngại, liệu để lâu thì mứt sẽ không còn được độ dẻo và mềm như vậy, bà khẳng định: “Để một năm cũng không sao! Năm nay bán không hết thì sang năm bán tiếp vẫn không bị hư…”. Bà còn cho chúng tôi xem loại bột màu trắng chống mốc để tăng tuổi thọ của mứt thêm vài tháng.

Đến một cơ sở chuyên lột hành kiệu trên đường Phan Văn Trị, Q.Gò Vấp, chúng tôi thực sự kinh hoàng vì đó là một căn nhà lụp xụp nằm trên bờ mương nhỏ lềnh bềnh rác rưởi. Kiệu không cần rửa, được đổ ngâm trong những thùng nước lớn nồng nặc mùi thuốc tẩy. Một góc khác, kiệu được đổ ra sàn nhà bốc mùi thum thủm, có mấy người đang đứng đạp. Một góc khác lại có vài người đang xúm xít ngồi cắt… kiệu thành phẩm (chưa muối) trắng tinh. Một chị đang làm giải thích: “Ngâm thứ nước này thì lớp vỏ bên ngoài kiệu mau tróc, chỉ cần đạp sơ qua và cắt rễ nữa là sạch, đỡ mất công mà giá bán cũng rẻ hơn…”.

Loanh quanh một lúc, tôi dúi vào tay chị 50 ngàn đồng với lời đề nghị xin học hỏi kinh nghiệm muối kiệu. Chị đồng ý, dẫn tôi sang một con hẻm khác để gặp dì Hai. Sau khi mua vài hũ dưa món để làm quen và cam kết không cướp mối làm ăn, dì Hai “bật mí”: chỉ cần vài chục ngàn cho một bọc chất chống úng, chống thối là dùng cho cả trăm ký hành kiệu.

Đến chợ “phụ gia” Kim Biên

Ngày 20/1, theo lời hẹn, dì Hai - cũng là người chuyên làm dưa kiệu bỏ mối cho các chợ - dẫn chúng tôi ra chợ Kim Biên (Q.5) mua các chất phụ gia. Người bán giới thiệu món dưa kiệu muốn để được lâu, không bị úng thối thì nên dùng bột chống mốc Benzoate, hàng Trung Quốc giá từ 25-50 ngàn đồng/kg.

Cao cấp hơn, một chủ hàng còn giới thiệu loại bột Nippon Gohsei của Nhật (không hề thấy một nhãn phụ bằng tiếng Việt nào) giá 85 ngàn đồng/2 gói 0,5 kg, chỉ cần nửa ký là có thể dùng cho 100 kg dưa kiệu. Muốn để cho dưa kiệu cũng như mứt được trắng và trông ngon mắt hơn thì dùng loại dung dịch không màu (nồng nặc mùi Flor) giá 20 ngàn đồng/lít.

Năm giờ chiều hôm sau, chúng tôi lại được H. - một người bán mứt “lưu động” ở chợ Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh) - dẫn đi mua phụ gia làm mứt. Có rất nhiều loại màu dành để làm mứt: xanh, đỏ, vàng, chocolate… cùng đủ các mùi hương: bí, khoai môn, dừa, vani… dạng bột có, lỏng có với đủ loại giá từ 20-40 ngàn đồng/g. Người bán nói dạng lỏng được nhiều người chọn hơn vì đã được chế biến sẵn, sử dụng nhanh gọn. Thậm chí, để mứt dẻo hơn còn có một loại bột màu cam hơi sền sệt.

Tại một sạp hàng phía trái cổng chợ, là khách quen nên H. chỉ cần nói “vàng, xanh” là chủ sạp tự động xách ra hai can nhựa nhỏ đựng thứ nước có màu xanh và vàng với giá thỏa thuận là 15 ngàn đồng/can. Anh ta giảng giải: “Loại này được pha sẵn, chỉ cần hòa một ít vào nước lã, bỏ dừa tươi vào ngâm cho thấm trước khi làm mứt là được”. Trước khi rời chợ, H. còn mua thêm một ít bột làm dẻo “có như vậy mứt dừa mới dẻo, dây dài không bị gãy”.

Tôi hỏi H. về loại bột chống mốc mà bà Sáu dùng trong mứt me, H. cho biết “ở chợ này bán đầy ra, nhưng chỉ loại mứt nào ướt mới phải dùng, còn mứt khô nên không cần”. H. giới thiệu thêm với tôi một loại phẩm màu đựng trong lọ nhỏ như lọ thuốc nhỏ mắt, một lốc có năm màu, ngoài bao bì có ghi cơ sở sản xuất là Xuân Phương nhưng không hề ghi các thành phần, hướng dẫn sử dụng, không ghi số đăng ký quản lý chất lượng.

Theo ghi nhận của chúng tôi, những mặt hàng bán chạy nhất hiện nay ở chợ Kim Biên là các hóa chất sử dụng trong các loại thực phẩm: formol, hàn the, muối diêm, Lauryl sulfate (chất tẩy rửa), các loại hương rượu như Henessy, Whisky… và hương liệu làm mứt, bánh, muối dưa kiệu, chè…

Tác hại ra sao?

Theo các chuyên gia y tế thì hàn the, muối diêm, phân đạm đều có tác dụng giữ cho thực phẩm (nhất là thịt. cá) nhìn bên ngoài có vẻ cứng, tươi đỏ… dễ đánh lừa người mua. Hàn the thực chất là muối của axit boric (H2CO3), có tác dụng làm cho thực phẩm dai. Nhưng sau khi sử dụng, khoảng 15% được tích luỹ trong cơ thể, tập trung ở gan, óc, tim, phổi, dạ dày, ruột, thận… gây nên hiện tượng khó tiêu, chán ăn, mệt mỏi, gây ngộ độc cấp tính với triệu chứng thường gặp là tổn thương da, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, tiêu chảy cấp, sốc, trụy tim mạch. Nếu dùng lâu dài có thể gây ngộ độc mãn tính, làm thoái hóa cơ quan sinh dục, suy yếu khả năng sinh sản, gây tổn thương bào thai, gây tổn thương gan… có thể dẫn đến ung thư.

Muối diêm (NaNO2, NO2), làm cho thịt có màu đỏ bền vững. Chất chuyển hóa cuối cùng là NO2 (nitrit) là chất gây độc nhất. Các nitrit làm cho hồng cầu không tiếp nhận được oxy, đặc biệt là ở trẻ em. Một liều nhỏ muối NaNO2 cũng có thể gây tử vong trong vài phút do trụy tim mạch, có thể có các triệu chứng kèm theo khác như đau bụng, ói mửa, tím tái…

BS Nguyễn Đức An - Chánh thanh tra Sở Y tế TPHCM - cho biết: Điều nguy hiểm của những chất “phụ gia” này là hậu quả phải sau vài năm mới thấy, chứ không gây chết tức thì, nên người tiêu dùng rất chủ quan. Mức độ sử dụng các loại hóa chất làm phụ gia trong thực phẩm hiện nay đang ở mức báo động.

Lẽ ra, những chất phụ gia thực phẩm phải được đưa vào danh mục kiểm soát của ngành y tế và những hộ kinh doanh chất phụ gia cần phải đăng ký để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhưng do việc phân cấp, việc quản lý chợ hóa chất thuộc thẩm quyền của Sở Thương mại và Sở Thương mại cũng chỉ biết các hộ này đăng ký kinh doanh hóa chất, còn hóa chất đó là gì, mức độ độc hại ra sao, nguồn gốc từ đâu… thì vẫn bị buông lỏng.

Công nghệ" làm mứt bí trên vỉa hè

Con đường Xuân La (Hà Nội) mới mở với hai vỉa hè rộng phủ kín bí đao đã cắt thành từng miếng nhỏ. Hầu hết các nhân công phơi bí đều đi cả dép hoặc ủng "trèo" lên những miếng bí nõn nà. Tay thoăn thoắt lật bí, chân họ lúc giẫm lên bí, lúc đi xuống đường...

congnghe.jpg
Công đoạn làm mứt trên vỉa hè
Sắp Tết Nguyên đán, các làng nghề, ngành nghề lại tập trung nhân lực, tăng công suất để kịp ra lò những sản phẩm đặc trưng cho thời vụ cuối năm. Điều dễ nhận thấy nhất là những vườn đào, vườn quất đang được dồn sức chăm bón, và đương nhiên phải có mứt tết - một món ăn truyền thống không thể thiếu trong cái tết âm lịch của người Việt Nam.

Thế nhưng, những ngày này, ai đi qua làng nghề truyền thống của xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội đều không khỏi lo ngại khi chứng kiến một công đoạn làm mứt bí của một số hộ dân địa phương.

Công đoạn làm mứt vỉa hè

Sáng 20/12, sau khi nhận được thông tin đường dây nóng, phóng viên chúng tôi đã tìm đến Xuân Đỉnh trong làn mưa lất phất. Con đường Xuân La mới mở thông thoáng với hai vỉa hè rộng rãi. Vỉa hè rộng đến đâu được sử dụng triệt để đến đó. Mặc cho trời u ám và làn mưa nhẹ, hai bên vỉa hè đường Xuân La được phủ kín bí đao đã cắt thành từng miếng nhỏ.

Trên mỗi đoạn vỉa hè là một khoảnh bí, chỗ mang màu xanh nhạt của bí tươi, chỗ có màu trắng của bí đã qua sơ chế và phơi một nắng. Để phơi cho đều, trên mỗi khoảnh bí đều có vài nhân công ngồi lật từng lớp bí.

Chúng tôi thấy duy nhất một người bỏ dép ra, giẫm chân trần trên bí, nhưng phần lớn các nhân công phơi bí đều đi cả dép hoặc ủng "trèo" lên những miếng bí nõn nà. Tay thoăn thoắt lật bí, chân họ lúc giẫm lên bí, lúc đi xuống đường cứ như người nông dân phơi thóc vậy.

Vỉa hè phía bên kia, người khác thì cầm chiếc xô, múc từng gáo nước tưới lên bí giống như người ta tưới rau. Thấy tôi thắc mắc: "Tại sao phải tưới nước lên phơi", người phụ nữ cầm xô trả lời: "Tưới để cho nó trắng". Tôi hỏi tiếp: "Chị tưới nước gì?" thì được trả lời: "Nước sạch!". Hóa ra, phơi bí ở đây không phải để cho khô mà là để làm trắng miếng bí.

Một cô gái trẻ giải thích: "Bí sau khi được dùng chất tẩy trắng thì mang ra đây phơi, khi trắng hẳn thì mang về làm tiếp. Đây chỉ là công đoạn đầu để làm mứt bí".

Người ta phơi bí ở vỉa hè mà không quan tâm đến việc nó ở ngay gần đụn đất, cây cỏ hay gió bụi. Những ngày như hôm nay, vỉa hè bí chỉ nhận làn nước mưa mỏng, nhưng ngày nắng, nó phải "hiên ngang" đón nhận từng làn bụi cuốn theo cơn gió hay sau mỗi bánh xe của khách đi đường.

Đoạn cuối vỉa hè, một hộ dân thực hiện công đoạn cắt, ngâm bí bên cạnh cổng làng. Họ đổ nước thải tràn cả ra đường. Đi sâu vào làng, chúng tôi bắt gặp cảnh một số hộ dân làm mứt trên trục đường làng. Họ gọt bí, cắt gừng, ướp bí ngay trên con đường lép nhép.

Bất cứ ai, dù chưa tìm hiểu hay không biết về công nghệ làm mứt bí khi chứng kiến cảnh làm mứt như trên đều cảm thấy hãi hùng. Bởi họ không thể tin rằng, một món đồ ăn truyền thống trong ngày Tết lại được làm bằng công nghệ vỉa hè như thế.

Hãy biết giữ gìn làng nghề truyền thống

Hỏi một chủ hộ sản xuất ở làng nghề Xuân Đỉnh về việc phơi bí ngoài vỉa hè, chúng tôi được giải thích: "Do không có chỗ phơi nên một số hộ dân phải mang ra vỉa hè, nhưng làm như vậy không sao cả. Đó chỉ là công đoạn đầu, sau đó được chế biến ở nhiệt độ 320 độ C thì mọi thứ bẩn hay vi trùng vi khuẩn đều bị đẩy ra ngoài hết. Khi làm xong thì mứt bí hoàn toàn đảm bảo vệ sinh".

Để khẳng định được lời giải thích trên đúng hay sai thì phải nhờ vào cơ quan quản lý về y tế kiểm tra và kết luận. Nhưng chỉ riêng việc phơi bí sơ chế trên đường, giữa bụi bặm và giẫm chân lên đó thì cũng đủ gây phản cảm cho người tiêu dùng.

Mặc dù hiện tượng trên chỉ được một số hộ dân áp dụng do thiếu mặt bằng sản xuất nhưng lẽ ra, họ phải khắc phục bằng cách khác chứ không thể đưa ra đường để hứng nhận bụi bẩn trong cái nhìn thiếu thiện cảm của người qua đường.

Trong khi đó, việc phơi mứt lại diễn ra ngay trước cổng làng, nơi được trưng tấm biển đỏ chói: "Làng nghề bánh mứt kẹo Xuân Đỉnh kính chào quý khách".

Làng nghề làm mứt Xuân Đỉnh vốn đã tồn tại và phát triển từ nhiều năm, tạo được thương hiệu riêng khi là nguồn cung cấp nguyên liệu lớn cho rất nhiều công ty sản xuất bánh kẹo có uy tín, có thương hiệu trên thương trường hiện nay.

Nhưng cách làm của một số hộ dân đó đã làm mất uy tín của làng nghề, ảnh hưởng tới những hộ dân làm nghề khác. Mong rằng chính quyền địa phương có biện pháp nhắc nhở, khắc phục, để một làng nghề truyền thống của Hà Nội không bị mai một trong tương lai.

Sài Gòn tổ chức ba chợ hoa Tết

Theo Sở Giao thông công chính thành phố, các chợ hoa Tết Mậu Tý sẽ mở cửa vào ngày 30/1/2008 (nhằm ngày 23/12 âm lịch) và kết thúc lúc 12h trưa 6/2 (30 tết).

Kế hoạch tổ chức các chợ hoa Tết 2008 đang được Sở Giao thông công chính đệ trình UBND TP HCM phê duyệt.

Theo đó, chợ hoa Tết sẽ được tổ chức tại 3 điểm chính là công viên 23/9 và công viên Lê Văn Tám, quận 1; công viên Gia Định, quận Bình Thạnh.

Dự kiến của Công ty công viên cây xanh, năm nay chủng loại hoa kiểng được bày bán sẽ rất đa dạng và phong phú như: mai, đào, tắc, hồng, cúc, lan, xương rồng, kiểng uốn thế, kiểng thú... với sự có mặt của các nhà vườn từ TP HCM, miền Tây Nam bộ, Hà Nội, Đà Lạt...

Để hỗ trợ cho việc tổ chức chợ hoa Tết, Sở Giao thông đề xuất lãnh đạo thành phố tăng cường điện chiếu sáng, bãi giữ xe, nhà vệ sinh lưu động tại những công viên. Công tác thu gom rác cũng được thực hiện thường xuyên nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham quan, mua sắm.

TP HCM tổng thanh tra thực phẩm bán Tết

Nem, chả giò, thịt nguội, bánh mứt và các loại thức ăn liên quan đến trứng, thịt gia cầm..., dễ có nguy cơ gây ngộ độc sẽ là trọng tâm trong đợt thanh tra thực phẩm Tết tại TP HCM, năm nay.

Đợt thanh tra chính thức ra quân ngày 18/12 và kéo dài đến giữa tháng 1/2008, do liên ngành Sở Y tế, Thú y, Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng và Quản lý thị trường TP HCM triển khai.

Kiểm tra thực phẩm tươi sống tại Siêu thị Big C Miền Đông. Ảnh: Thiên Chương.

Ông Phạm Kim Bình, Trưởng đoàn Thanh tra cho biết, đối tượng kiểm tra là cơ sở kinh doanh thực phẩm, nhà hàng, làng nướng, quán ăn, bếp ăn tập thể, suất ăn công nghiệp, căn tin bệnh viện... Các đơn vị sẽ phải trình giấy phép kinh doanh, giấy khám sức khỏe nhân viên trực tiếp bán và chế biến thực phẩm, chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm, giấy xét nghiệm nguồn nước và các chứng từ nguồn gốc về thực phẩm tươi sống…

Ngày đầu ra quân, Đoàn thanh tra đến Siêu thị Big C Miền Đông, chi nhánh Tô Hiến Thành. Đoàn yêu cầu cung cấp hồ sơ công bố chất lượng hơn 10 mặt hàng đang bày bán nhưng Ban Giám đốc siêu thị chưa xuất trình được hồ sơ của mặt hàng nào.

Bà Trương Thị Thúy Mai, chuyên viên thanh tra Sở Y tế, đại diện đoàn thanh tra cho biết, hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm do cơ sở sản xuất cất giữ, nhưng nơi bán cũng cần có để chứng minh chất lượng hàng hóa với người tiêu dùng.

Đồng Tháp: Chuẩn bị hơn 3 triệu giỏ hoa cảnh phục vụ tết

Tết năm 2008, làng hoa cảnh thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp sẽ cung cấp hơn 3 triệu giỏ hoa cảnh các loại phục vụ cho người dân trong nước đón xuân và xuất khẩu ra nước ngoài. Được trồng nhiều nhất là các loại hoa hồng, cúc mâm xôi, vạn thọ, thược dược... chiếm 40-50% diện tích.

Năm nay, làng hoa này có hơn 1.500 hộ trồng với diện tích hơn 240ha, tăng 36ha so cùng kỳ năm 2006. Các xã trồng hoa nhiều nhất là Tân Quy Đông, Tân Khánh Đồng và phường 3.

Hoa cảnh Sa Đéc là một "vựa hoa cảnh" lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. Làng hoa kiểng Sa Đéc có hơn 1.000 chủng loại hoa, trong đó có trên 460 loại có thể làm thuốc trị bệnh nên làng hoa cảnh Sa Đéc tạo thành một đại hoa viên vừa đa dạng phong phú, vừa mang tính đặc thù riêng.

Năm nay do thời tiết thuận lợi nên nhiều nhà vườn mở rộng qui mô và hi vọng bán được giá hơn mọi năm. Hiện nay, nhiều thương lái đã đến tận nhà vườn thu mua hoa hoặc đặt cọc trước, hứa hẹn một vụ kinh doanh sôi động.

Làng hoa cảnh Sa Đéc hằng năm giải quyết việc làm cho hơn 3.000 lao động, nhất là trong dịp tết. Bình quân thu lãi trên 200 triệu đồng/ha trồng hoa, doanh thu đạt hơn 40 tỉ đồng/năm.

Làng hoa thời đắt đỏ

Cái gì cũng tăng, trừ giá bán không tăng đã khiến nhiều người trồng hoa tết ở ĐBSCL “mệt mỏi” khi biết cầm chắc lỗ.

Đã hai tuần qua, ông Lê văn Bon ở ấp Đông Nam, xã Vĩnh Thành (H.Chợ Lách, Bến Tre) đứng ngồi không yên. “Đổ vô tắc 300 triệu đồng rồi mà không biết năm nay có... gỡ vốn nổi hay không, rầu quá!” - ông nói.

Chỗ bán hoa cũng tăng 30%

Theo ông Bon, tháng 10-2007 khi nhà vườn Cái Mơn chuẩn bị cho vụ hoa bán tết thì giá các loại vật tư tăng chóng mặt, nhất là sau khi giá xăng tăng. “Năm ngoái giỏ tre đựng hoa loại nhỏ giá 400 đồng/cái, năm nay vọt lên 700 đồng/cái. Giỏ tre loại lớn để bo chậu tắc từ 15.000 đồng/giỏ nhảy lên 20.000 đồng, dây kẽm từ 30.000 đồng/kg cũng vọt lên 45.000 đồng/kg” - ông Bon cho biết.

Hơn 2.500 hộ trồng hoa bán tết của xã Vĩnh Thành cũng đang nơm nớp lo. Ông Phan văn Hiếu, chủ tịch UBND xã đồng thời là chủ vườn trồng hoa tết, cho biết hiện giá thuê nhân công vô chậu, uốn cây từ 30.000 đồng/ngày đã lên 50.000 đồng/ngày, phải cơm ba bữa, cà phê thuốc lá mang ra tận vườn mới có người chịu làm. Theo tính toán của nhà vườn, năm nay giá thành sản xuất một chậu hoa tết đã tăng 30-40% so với năm trước. Chưa hết, nhiều chủ ghe tải, xe tải đã lợi dụng giá cả tăng vọt lúc cuối năm để bắt chẹt các nhà vườn.

Ông Ba Đời, chủ 2.000 giỏ cúc mâm xôi ở vùng chuyên trồng hoa cúc An Thạnh - Long Thới, cho biết năm ngoái một chuyến ghe tải chở hoa đi TP.HCM giá 8 triệu đồng nhưng bây giờ chủ ghe đòi 11 triệu đồng, xe tải từ 7 triệu đồng/chuyến tăng giá lên 10 triệu đồng. Tất cả đều nại lý do giá xăng dầu và các loại chi phí tăng cao quá. Nhiều chủ ghe, chủ xe còn hăm he: bây giờ không chịu hợp đồng vận chuyển, đợi đến lúc cận tết giá cả có thể sẽ còn cao hơn nữa.

Ngay cả chỗ ngồi để bán hoa ở các hội hoa xuân tại TP.HCM cũng tăng “nóng”. “Chúng tôi mới đi TP.HCM dọ giá mặt bằng ở các chợ hoa xuân, tuy họ chưa đưa ra giá cụ thể nhưng tất cả đều khẳng định năm nay giá thuê mặt bằng sẽ tăng không dưới 30% so với năm ngoái, thật vô lý. Nghề trồng hoa kiểng bán tết mỗi năm mang về cho nhà vườn Vĩnh Thành hơn 25 tỉ đồng lãi ròng, nhưng năm nay chắc chắn con số này sẽ giảm” - ông Hiếu bức xúc nói.

Bỏ hoa trồng kiểng

Tại làng hoa Tân Quy Đông (H.Sa Đéc, Đồng Tháp) hơn 1.000 hộ chuyên trồng hoa bán tết đang “nhức đầu” do thương lái ép giá. Anh Hồ Tống Bảo Hòa ở khóm Tân Hiệp với 11.000 giỏ hồng nhung và cúc mâm xôi cho biết giá thành một giỏ hồng đã lên hơn 5.000 đồng, giá một giỏ cúc gần 10.000 đồng nhưng hiện nay giá bán một giỏ hồng cho thương lái chỉ có 8.000 đồng (loại 5-8 bông/giỏ). Giá cúc mâm xôi chưa có nhưng khó có thể vượt qua mức 15.000 đồng/giỏ, bằng với giá của tết Đinh Hợi. “Năm ngoái cả làng hoa lỗ nặng do thời tiết mưa bão bất thường, năm nay giá đầu vào tăng có thể đẩy làng hoa vào cảnh thua lỗ” - anh Hòa than thở.

Theo ông Võ Minh Thông - phó chủ tịch UBND P.Tân Quy Đông, dịp tết Đinh Hợi làng hoa Tân Quy Đông đưa ra thị trường hơn 2 triệu giỏ hoa các loại, thu về hơn chục tỉ đồng. Nhưng năm nay do giá các vật tư tăng quá cao nên đã có rất nhiều hộ bỏ nghề trồng hoa tết để chuyển sang trồng kiểng. “Chưa có thống kê số hộ bỏ nghề trồng hoa tết nhưng có thể nói con số này không nhỏ. Chúng tôi đang cố gắng vận động nhà vườn giữ nghề vì làng hoa kiểng Tân Quy Đông vừa mới được tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống, nhưng tình hình này chưa biết phải vận động sao cho hiệu quả” - ông Thông bối rối.

Thêm nhiều chuyện làm “mất ăn mất ngủ”

Người trồng hoa cũng đang lo canh cánh với thời tiết. Bà Dung, chủ 1.000 giỏ cúc mâm xôi, cho biết hoa tiếp tục nở sớm, hiện đã đâm nụ khá lớn. “Năm nay thời tiết thuận lợi, chúng tôi chăm sóc đều đúng qui trình kỹ thuật nhưng cúc vẫn trổ sớm, thật không thể hiểu được” - bà Dung thắc mắc.

Ở Tân Quy Đông những người trồng hoa tết đang mất ăn mất ngủ vì lệnh cấm xe ba gác, xe lôi máy lưu hành vào đầu năm 2008, vì đây là hai loại phương tiện vận chuyển chủ yếu từ làng hoa ra bến tàu, bến xe tải. “Cho đến giờ này chúng tôi vẫn chưa biết phải dùng phương tiện gì thay thế xe lôi, xe ba gác để chở hoa vì khu vực này không có đường lưu thông thủy. Không lẽ giao 20-30 chậu hoa cho khách lại phải gọi một chiếc... xe tải 1 tấn thì còn gì là lời” - anh Bảo Hòa bức xúc.

Những người trồng hoa bán tết ở Cái Mơn và Tân Quy Đông thừa nhận dù còn hơn một tháng nữa mới đến tết nhưng chuyện lỗ lã gần như đã thấy được vì giá hoa rất khó tăng theo giá các mặt hàng khác. “Tụi tui dự định sẽ tăng giá bán khoảng 10% nhưng không biết thị trường có chấp nhận hay không. Trồng kiểng bán không được thì có thể giữ lại để o bế, chăm sóc mùa sau bán tiếp. Còn hoa tết bán không được chỉ có nước... đổ xuống sông, trắng tay” - ông Đời ngậm ngùi.

Lợi nhuận sẽ giảm

Tại “xứ hoa kiểng” Cái Mơn - Chợ Lách, ông Lê văn Đơn - phó trưởng phòng kinh tế - cho biết bình quân mỗi dịp tết nghề trồng hoa kiểng mang về cho nhà vườn không dưới 50 tỉ đồng nhưng năm nay chắc chắn lợi nhuận sẽ giảm đáng kể vì giá thành sản xuất quá cao. “Hiện tại chúng tôi chỉ có thể giúp nhà vườn bằng cách liên hệ tìm những nơi cho thuê mặt bằng bán hoa kiểng dịp tết với giá thấp” - ông Đơn nói.

Mai vàng qua Campuchia

Hiện nay, Hội Việt kiều ở thủ đô Phnom penh (Campuchia) đã chuẩn bị 2.000 cây hoa mai dáng cổ và hàng trăm loại hoa kiểng phục vụ tết Mậu Tý. Toàn bộ hoa mai, cây kiểng được nhập từ các làng hoa ở vùng ĐBSCL và lân cận sẽ được bày bán tại hội hoa xuân ở gần trụ sở của Hội Việt kiều cho đến chiều 30 tết.

Ông Thanh Tùng, một nông dân trồng cây cảnh đến từ Sa Đéc (Đồng Tháp), đang chăm sóc khu vườn cây cảnh của hội này trong khuôn viên nghĩa trang liệt sĩ người Việt, cho biết hằng năm nhiều người châu Á đến thuê mai vàng với giá 500-900 USD/cặp. Một cây hoa mai dáng cổ và chậu kiểng được bán với giá 150-200 USD; cây cảnh bonsai Việt tùy loại cao trên 1,5m có giá trên 500-6.000 USD/cây. Hội đang chuẩn bị nhập thêm nhiều loại hoa tươi phục vụ tết năm nay.

Tất bật lo hàng tết

Ngân sách TP.HCM đã tạm ứng tiền để các doanh nghiệp lo trữ hàng bán tết nhằm giảm sức ép tăng giá. Thế nhưng, yếu tố có thể làm giá tăng đột biến là khâu phân phối vẫn chưa được chú trọng...

Theo Sở Thương mại TP.HCM, với 400 tỉ đồng tạm ứng từ ngân sách được UBND TP giao cho sáu doanh nghiệp nòng cốt làm nhiệm vụ dự trữ hàng hóa phục vụ tết, đến thời điểm này cơ bản các doanh nghiệp đã hoàn thành.

Nhà nước bơm tiền dự trữ hàng

Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) có tổng tiền dự trữ lớn nhất, khoảng 130 tỉ đồng, chủ yếu dự trữ thịt gia súc, thực phẩm chế biến, thủy hải sản.

Kế tiếp là Sài Gòn Co-op với 120 tỉ đồng, dự trữ mặt hàng lương thực, thực phẩm chế biến. Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn chi 65 tỉ đồng trữ thịt heo, bò, gà thực phẩm - thủy sản chế biến, rau sạch. Công ty TNHH thương mại và chế biến thực phẩm Phú An Sinh (gọi tắt là Phú An Sinh) chỉ trữ mỗi thịt gà với mức chi 15 tỉ đồng.

Công ty Huỳnh Gia Huynh Đệ cũng có lượng tiền trữ tương tự như Phú An Sinh, nhưng ngoài gà còn có thêm vịt. Công ty cổ phần Thực phẩm công nghệ Sài Gòn thì chỉ trữ đường với số tiền lên đến 55 tỉ đồng. Dù thời hạn bắt buộc hoàn thành tiến độ dự trữ đến tháng 1-2008 nhưng hầu hết DN nói trên đều đã làm xong kế hoạch dự trữ hàng.

Kế hoạch đã xong, còn chờ thị trường

Các chợ sẽ hoạt động hết công suất

Đại diện hầu hết các chợ đầu mối lớn của thành phố như chợ Bình Điền, Hóc Môn, Tam Bình đều cho biết sẽ mở cửa 24/24g từ ngày 20 - 29 tết âm lịch để tiểu thương các chợ lẻ nội và ngoại thành đến mua hàng tết về phục vụ bà con.

Theo Công ty Phú An Sinh, đến thời điểm tết công ty sẽ có khoảng 500.000 con gà (2kg/con, tương đương 1.000 tấn) tham gia thị trường trước, trong và sau tết. Trung bình mỗi ngày có 15 tấn thịt gà được đưa ra thị trường, riêng ngày cao điểm có thể tăng lên 30 tấn.

Ông Nguyễn Văn Minh, giám đốc Công ty Phú An Sinh, cho biết đến thời điểm này công ty đã hoàn thành công tác nhập khẩu 350 tấn đùi và cánh gà, dự kiến số gà đông lạnh này sẽ được tung ra trong vòng 30 ngày trước và sau tết.

Công ty Huỳnh Gia Huynh Đệ ngoài 340.000 con gà (tương đương 500 tấn) còn có thêm 200.000 con vịt (khoảng 490 tấn) để phục vụ tết, chưa kể thêm 80 tấn cánh và đùi gà phục vụ những nhu cầu riêng của người tiêu dùng.

Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri) thì chuẩn bị lượng thịt heo cho ba tháng cao điểm, tính từ tháng 1 đến 3-2008 với tổng lượng thịt xấp xỉ 1.000 tấn, trong đó ngày cao điểm phải có ít nhất 100 tấn thịt được rót ra thị trường. Một cán bộ có thẩm quyền của Sagri khẳng định sẽ kiềm chế giá với mức thấp hơn 5-10%.

Vissan cũng cam kết cung ứng 160 tấn/ngày. Ông Bùi Duy Đức, tổng giám đốc Công ty Vissan, cho biết đơn vị cũng đang ráo riết thực hiện công tác thu mua, trung bình mỗi ngày đơn vị này mua vào 11 tấn heo hơi, và hiện tại đã có hơn 1.800 tấn nguyên liệu chế biến thực phẩm từ thịt ở dạng cấp đông đang trữ.

Giá vẫn là ẩn số

Theo ông Trương Trung Việt, phó giám đốc Sở Thương mại, đáng ngại nhất là thịt heo. Trong trường hợp xấu sẽ tính đến khả năng nhập khẩu với mức thuế đề nghị giảm xuống còn 0% để bình ổn thị trường.

Bà Nguyễn Thị Ánh Hồng, chủ đầu tư hệ thống siêu thị Maximark, cho biết đến thời điểm này Maximark đã trữ được khoảng 70% lượng hàng cần thiết cho thị trường tết với tổng giá trị hàng lên đến gần 100 tỉ đồng. Do các công ty đã có tăng giá bán trước thời điểm ký hợp đồng trữ hàng với mức tăng từ 10-30% (tùy mặt hàng) nên đến thời điểm tết sẽ không có chuyện Maximark tăng giá đột xuất.

Theo bà Quỳnh Chi, phó giám đốc marketing của Sài Gòn Co-op, chỉ tính riêng việc dự trữ khoảng 20 mặt hàng thiết yếu là 152 tỉ đồng. Số lượng dự trữ cụ thể từng loại: gạo nếp gần 700 tấn, dầu ăn 650 tấn, lạp xưởng 160 tấn, hàng đông lạnh gần 800 tấn...

Tổng lượng hàng dự trữ ước tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng các mặt hàng thực phẩm tươi sống tuy không trữ hàng được nhưng hệ thống cũng đã đàm phán ký hợp đồng với nhà cung cấp để đảm bảo cung ứng đủ lượng hàng tết cho thị trường.

Tuy nhiên, điều làm doanh nghiệp lo lắng nhất trong dịp tết là hệ thống phân phối, tình trạng thương lái mua gom hàng rồi bán lại cho người tiêu dùng với giá cao. Một số doanh nghiệp đang tập trung mở rộng hệ thống phân phối để đảm bảo người tiêu dùng có thể mua hàng trực tiếp từ nhà phân phối, không phải chịu mức chênh lệch giá.

Không được tùy tiện tăng giá hàng hóa thực phẩm trong dịp tết

Đó là chỉ đạo của UBND TP.HCM đối với các đơn vị chủ lực cung cấp hàng hóa, thực phẩm thiết yếu phục vụ nhân dân trong dịp Tết Mậu Tý 2008. Bên cạnh đó, đoàn kiểm tra liên ngành kiểm soát thị trường TP phải kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi độc quyền, liên minh độc quyền cạnh tranh không đúng pháp luật về giá, lợi dụng các chủ trương điều chỉnh giá của Nhà nước, lợi dụng sự biến động của thị trường... mà đầu cơ, găm hàng đẩy giá lên cao.

Cũng theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, các cơ quan, đơn vị chức năng của TP phải chuẩn bị đầy đủ hàng hóa phục vụ Tết Mậu Tý 2008 với mức tăng từ 15-30% so với tết năm ngoái.

Trên 15 tỉ đồng cho lễ hội tết Mậu Tý tại TP.HCM

Theo Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) - đơn vị được UBND TP.HCM giao chủ trì tổ chức trang trí đường phố và các lễ hội vào dịp tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2008, hiện đã vận động xã hội hóa được hơn 15 tỉ đồng từ các nhà tài trợ trong và ngoài nuớc.

Nguồn tài trợ trên sẽ được sử dụng tổ chức bắn pháo hoa, trang trí đường phố... đặc biệt sẽ trích ủng hộ từ thiện khoảng trên 2 tỉ đồng. Dự kiến, đêm giao thừa Tết Mậu Tý 2008 sẽ thực hiện việc bắn pháo hoa tại sáu địa điểm ở TP.HCM. Chương trình bắn pháo hoa nghệ thuật sẽ diễn ra trong 15 phút, từ 0g đến 0g15 ngày 07-2-2008 (mồng 1 tết), tăng thêm hai địa điểm bắn pháo hoa tầm thấp so với năm ngoái.

Mua sắm trong những ngày cận Tết: Nhiều nỗi lo!

“Còn hơn một tháng nữa là đến Tết, bây giờ chuẩn bị mua các mặt hàng có thể dự trữ được để phục vụ Tết là vừa, nếu không, nếu nguồn hàng thiếu, giá cả tăng cao vào những ngày cận Tết” - anh Nguyễn Hữu Khánh, nhà ở Gò Vấp, TP.HCM, lo xa khi trao đổi với chúng tôi về vấn đề hàng hóa phục vụ mua sắm những ngày cận Tết.

Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy đó cũng là tâm lý của nhiều người. Về vấn đề này, các cơ quan chức năng đã chuẩn bị như thế nào để những ngày cận Tết, hàng hóa không tăng giá quá cao và đảm bảo được chất lượng?

Hàng có đủ, giá có tăng?

Theo Sở Thương mại TP.HCM, tình hình lưu chuyển hàng hóa trên địa bàn thành phố thời điểm này đang sôi động, với việc các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, các siêu thị, hộ kinh doanh đang tăng sản lượng, nhập thêm hàng chuẩn bị phục vụ Tết.

Cụ thể, các doanh nghiệp tại TP. HCM đã chủ động dự trữ trên 6.000 tấn hàng chuẩn bị cho nhu cầu mua sắm của người dân. Các mặt hàng được dự trữ chủ yếu như: thịt gia súc, gia cầm, thủy cầm, rau sạch, thực phẩm chế biến, đường, gạo...


Bia được dự trữ trong kho hàng của một cơ sở kinh doanh - Ảnh: Đ.T

Tham gia thị trường Tết có 6 đơn vị chủ lực gồm: Công ty Thương mại và Chế biến Phú An Sinh dự trữ hơn 1.000 tấn thịt gia cầm (khoảng 500.000 con gà); Công ty TNHH Huỳnh Gia Huynh Đệ dự trữ gần 1.000 tấn thịt gia cầm và thủy cầm (với 340.000 con gà và 200.000 con vịt); Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn dự trữ trên 950 tấn hàng nông sản và lương thực; Tổng công ty Thương mại Sài Gòn dự trữ khoảng 160 tấn thịt lợn/ngày; Công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ Sài Gòn tăng cường khoảng hơn 350 tấn đường/ngày bán với giá thấp hơn giá bán buôn trên thị trường từ 500 - 600 đồng/kg; Hệ thống Co.opMart Sài Gòn dự trữ hơn 3.000 tấn khoảng 20 mặt hàng thiết yếu như: gạo, lạp xưởng, hàng đông lạnh, chả lụa, bia, đường, bánh, kẹo mứt... (kinh phí khoảng 152 tỉ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ Tết Đinh Hợi 2007)...

Một cán bộ của Sở Thương mại nhận xét: “Hiện nay, các doanh nghiệp hầu như đều có mạng lưới phân phối rộng khắp nên có thể điều phối nguồn hàng khi cần thiết. Với việc chuẩn bị khá chu đáo từ các doanh nghiệp, Tết Nguyên đán 2008 này, nguồn hàng sẽ không thiếu”.

Cùng với việc chuẩn bị nguồn hàng, vấn đề mà người mua sắm quan tâm nhất là giá cả. Việc này, theo dự báo của ngành thống kê, trong những ngày cận Tết, giá cả hàng hóa trên thị trường tiếp tục tăng. Bởi ngoài việc ảnh hưởng của giá cả hàng hóa trên thế giới; việc giá cả tăng là do tình hình thời tiết, thiên tai, dịch bệnh liên tục xảy ra.

Việc giá xăng trong nước đồng loạt tăng 1.700 đồng/lít là một áp lực lớn cho các doanh nghiệp vì chi phí sản xuất và giá cả nhiều mặt hàng trên thị trường sẽ tăng làm giá cả hàng hóa trên thị trường không thể không “leo thang”.

Công ty Sữa Vinamilk đã thông báo từ ngày 15.12 sẽ điều chỉnh giá các loại sữa bột, sữa tươi và sữa đặc tăng thêm 5% so với đầu tháng mặc dù từ đầu năm đến nay công ty đã nhiều lần điều chỉnh tăng giá các mặt hàng sữa, đặc biệt là sữa tươi. Cụ thể, so với đầu tháng 12, giá sữa tươi bịch giấy, trọng lượng 250ml của Vinamilk đã tăng 20.000 đồng thùng/loại 50 bịch, giá bán lẻ hiện là 3.900 đồng/bịch (tăng 300 đồng/bịch).

Một trong những mặt hàng tăng giá đạt kỷ lục được dự báo là thịt heo. Năm nay, do tình hình dịch bệnh, nguồn heo hơi trong dân rất hiếm. Hiện ở TP, nguồn heo hơi trong dân gần như không còn. Việc này sẽ kéo giá heo hơi tăng lên nhiều. Hiện tại, giá heo hơi đã là 32.000 đồng/kg, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2006.


Thịt heo - mặt hàng được dự đoán tăng kỷ lục trong những ngày cận tết - Ảnh: Đ.T

An toàn vệ sinh thực phẩm - Liệu người tiêu dùng có yên tâm?

Nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần bình ổn thị trường và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) thành phố đã chủ động phối hợp với công an các quận, huyện và các ngành chức năng xây dựng và tiến hành thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết. Trong đó chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát hàng hóa nhập lậu, phát hiện và xử lý các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ; chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá, không niêm yết giá hoặc bán không theo giá niêm yết và các hành vi gian lận thương mại khác.

Lực lượng QLTT cũng sẽ chủ động phối hợp với các lực lượng công an, hải quan, thanh tra chuyên ngành y tế, nông nghiệp... kịp thời xử lý việc vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.


Khách hàng xem thời hạn sử dụng của các mặt hàng nước trái cây và bánh ngọt - Ảnh: Đ.T

Tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm vẫn còn diễn biến phức tạp. Cùng với việc chuẩn bị nguồn hàng phục vụ nhu cầu Tết, hiện tại các cơ quan chức năng cũng đang ráo riết vào cuộc. Ngành thú y tăng cường công tác kiểm tra để hạn chế tối đa việc mua bán thịt gia súc, gia cầm chưa qua kiểm dịch.

Năm nào cũng vậy, đến gần Tết là giá cả hàng hóa lại tăng cao. Điều đó đã gây khó khăn cho những gia đình không đủ kinh tế để mua sắm hàng hóa phục vụ Tết. Thêm nữa, trong thời gian này, hàng lậu, hàng nhái, hàng kém chất lượng lại thi nhau được tung ra thị trường. Đồng thời, tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm hiện đang là vấn đề nóng khi chúng ta vừa trải qua dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm.

Trong khi thực tế, lực lượng QLTT, kiểm tra VSAT thực phẩm còn khá mỏng. Vì vậy, liệu người tiêu dùng có yên tâm khi mua hàng phục vụ Tết? Vấn đề này xin nhường câu trả lời lại cho các cơ quan chức năng.

Dịch vụ Quà Tết Khuyến mãi hấp dẫn

Dịch vụ Quà Tết Khuyến mãi hấp dẫn

Nhân dịp cuối năm 2009, www.thegioiquaviet.com có chương trình khuyến mãi đặt biệt hấp dẫn lên tới 10% cho quý khách hàng đặt số lượng nhiều trên 100 gói quà trở lên. Chúng tôi thiết kế mẫu mã bao bì Thương Hiệu theo yêu đặt quà của quý khách.

"Đặt quà càng sớm chiết khấu càng cao, giao quà tận nơi miễn phí"

Do dịp giáp tết sẽ có nhiều điều kiện khách quan như: Lượng khách mua sắm quá tải, cung không đủ cầu, hàng giả hàng nhái kém chất lượng, vấn nạn kẹt xe, tổng kết cuối năm của các doanh nghiệp, ... vì vậy, quý khách vui lòng đặt quà sớm cho chúng tôi ngay từ bây giờ để giao quà tận nơi đúng dịp tết. Chúng tôi chỉ cung cấp hàng chính hãng hoặc do nhà nhập khẩu chính thức phân phối của các thương hiệu uy tín, không kinh doanh các hàng hoá không có chính sách giá rõ ràng, giá cả không thống nhất. Nếu quý khách có yêu cầu chúng tôi luôn có đầy đủ hoá đơn VAT cho khách hàng.
Bộ phận bán hàng của chúng tôi sẽ sẵn sàng hỗ trợ và nhận đơn hàng của quý khách 24/24. Nếu ngoài giờ thì vui lòng liên hệ đường dây nóng bên dưới. Quý khách cũng có thể gửi mail hoặc đặt hàng trực tiếp theo sự hướng dẫn trong trang web của chúng tôi. Chúng tôi hoàn toàn miễn phí vận chuyển cho các khách hàng nội thành với các phần quà trị giá 1.000.000 VNĐ trở lên.
Chúng tôi sẽ nhận đơn đặt hàng của quý khách từ bây giờ tới hết ngày 22/01/2009 (nhằm 27/12/2009 Âm lịch) sẽ tạm ngưng và tiếp tục nhận đơn đặt hàng trờ lại bắt đầu từ mùng 4 tết âm lịch.

Kính chúc quý khách có mùa Xuân mới - Xuân Canh Dần 2010

AN KHANG THỊNH VƯỢNG

Chi tiết vui lòng liên hệ:
Cty TNHH Thương mại Điện tử SAO VIỆT
Trụ sở: 95A Lý Phục Man, P. Bình Thuận, Q. 7, TP. HCM
VPGD: 144/10A1, Điện Biên Phủ, P.25, Q. Bình Thạnh
ĐT: (+84). 835073679 / 835073779 - Fax: (+84) 835127663
Hotline: 0976 955 365 / 0917 327 220
website: www.thegioiquaviet.com, Email: sales@thegioiquaviet.com
www.thegioiquaviet.com <-> Chân tình – Tinh tế – Giá trị